Phóng sự - Ký sự

Bệnh viện Sản nhi Nghệ An: Những chiến công thầm lặng, dành lại sự sống

11:15 | 30/08/2017

Chia sẻ

QHNN Mang lại được sự sống cho một người, đó là nỗ lực, cũng là miềm vui của người thầy thuốc. Họ miệt mài, âm thầm hy sinh để cứu sống người bệnh. Đằng sau những ca mổ thành công, những cử chỉ thăm khám tận tụy là nguy cơ bị lây nhiễm, phơi nhiễm của đội ngũ Y - Bác sĩ mà không phải ai cũng biết, ai cũng chia sẻ.


 Phút giây dành lại sự sống!

Đêm mùa hè, cái nóng, gió Lào khô rát của dải nắng miền Trung được ví là “đặc sản” vẫn hầm hập ùa về. Chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khi dần chuyển sang ngày mới. Đứng lặng thầm dõi theo từng cử chỉ, từng hành động của các Y - Bác sĩ tốp trực đang cấp cứu thăm khám từng đợt, từng lượt bệnh nhân.
Xua tan không gian tĩnh lặng, tiếng còi hú xe cấp cứu vang lên mỗi lúc một gần. Không ai bảo ai, tốp người mặc áo Blu trong đêm, người đẩy xe người chuẩn bị dụng cụ cấp cứu đón ngay sảnh phòng cấp cứu. Cánh cửa xe cứu thương bật mở, một bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch, người tím tái. Chiếc băng ca được đưa tới, người bệnh lập tức nhận được sự chăm sóc của đội ngũ bác sĩ, y tá chuyển nhanh vào phòng cấp cứu.

 
Kíp mổ tim đang thực hiện một ca phẫu thuật.
Kíp mổ tim đang thực hiện một ca phẫu thuật.

Kết quả khám cho biết, Bệnh nhân bị tim bẩm sinh FalloT4 nặng cần phải phẫu thuật gấp. Trước  tình trạng nguy kịch của người bệnh, mọi biện pháp được tiến hành hết sức khẩn trương, trực lãnh đạo cùng ca trực nhanh chóng hội chẩn liên khoa và xin ý kiến từ ban lãnh đạo bệnh viện. Bệnh nhi được quyết định đưa thẳng vào phòng mổ. Các xét nghiệm cần thiết được tiến hành song song.
Chỉ trong ít phút, mọi điều kiện trong phòng Tim mạch can thiệp đã sẵn sàng. Ca mổ tim cho bệnh nhi được tiến hành ngay. Kíp mổ gồm 2 bác sỹ chính, một bác sỹ gây mê, một bác sỹ chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể cùng nhiều phẫu thuật viên liên khoa hỗ trợ.
Trong suốt hơn 5 giờ đồng hồ thực hiện ca phẫu thuật, Trong thời khắc ấy, cả kíp mổ trải qua những khoảnh khắc căng thẳng cực độ khi vừa hồi sức tích cực, vừa tiếp tục phẫu thuật. Với kinh nghiệm ứng phó khẩn cấp nhiều trường hợp bệnh nhân tim bẩm sinh khó. Bác sĩ mổ chính vừa trấn an đồng nghiệp vừa đưa ra những hướng xử lý hết sức hiệu quả. Phẫu thuật xong, sự căng thẳng vẫn hiện hữu trên khuôn mặt anh. Trao đổi với chúng tôi tại cửa nhà mổ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Thạc sĩ - Bác sĩ trẻ Lê Trọng Thông, Phó trưởng khoa ngoại tổng hợp là Bác sĩ chính trong ca mổ chia sẻ: “Chúng tôi vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi Trần Đình An, 11 tháng tuổi, quê ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Bệnh nhân bị bệnh Ban sinh FalloT4 (Tim bẩm sinh nặng). Trường hợp bệnh này trước đây bệnh viện chúng tôi phải chuyển lên truyến trên. Đây là ca đầu tiên được thực hiện tai Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An và cũng là ca đầu tiên được tiến hành mổ ở trên địa bàn tỉnh”.
Ngoài ra, Bác sĩ Thông chia sẻ thêm, bệnh tim bẩm sinh FalloT4 là một chứng bệnh rất phức tạp, tim mang 4 dị tật bẩm sinh. Trong quá quá trình phẫu thuật phải giải quyết nhiều khâu như khoét tạo hình; sửa van động mạnh phổi; mở rộng thân và nhánh động mạch phổi bằng miếng vá… Phẫu thuật sớm là điều bắt buộc để giành lại sự sống cho bệnh nhi. Được biết, sau khi mổ, bệnh nhi Trần Đình An, 11 thàng tuổi đang có giấu hiệu bình phục rất tốt. Dự kiến vài ngày tới, bệnh nhi sẽ được đưa về khoa theo dõi điều trị bình thường.

 
Quang cảnh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: HOÀNG THÔNG
Quang cảnh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: HOÀNG THÔNG

Cống hiến lặng thầm, Thâu canh để hồi sức!

Sau ca phẫu thuật hơn 5 giờ đồng hồ căng thẳng , bệnh nhi được chuyển về hồi sức sau mổ. Để dành lại được sự sống cho bệnh nhi, khâu hồi sức, chăm sóc cũng rất quan trọng cần phải tỉ mỉ và liên tục đòi hỏi sự tận tụy của Y, bác Sĩ. Đòi hỏi theo dõi sát các chỉ số diễn biến cũng như biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi. Bác sĩ trẻ Cao Nguyên Trường, Bác sĩ hồi sức bệnh nhi An chia sẻ: “Ê kíp hồi sức chúng tôi phải theo dõi 24/24, vì bệnh nhi bị bệnh tim bẩm sinh sau mổ các chỉ số cũng như biểu hiện lâm sàng diễn biến phức tạp. Trong Ê kíp chúng tôi có người thâu canh, những đợt phẫu thuật tim thế này có bác sĩ mấy ngày không về nhà. Việc chăm sóc bệnh nhân từ tiêm truyền đến sinh hoạt, vệ sinh… đều do phía nhân viên bệnh viện đảm nhiệm hết”!
 Có mặt tại phòng hồi sức sau mổ đặc biệt của bệnh nhi Trần Đình An, một không khí tĩnh lặng, tĩnh lặng đến đáng sợ. Bao nhiêu máy bơm tiêm điện đang đều đặn đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhi. Những cặp mắt lấp lánh, quầng mắt thâm tím của Ê kíp hồi sức đang chăm chú dõi theo.
Chia tay phòng hồi sức đặc biệt bệnh nhi An, với bao tâm trạng bề bộn, nể phục, thương cảm và lo lắng mong cho cháu sớm được bình phục. Chúng tôi tiếp tục đến khu hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Không khí tĩnh lặng, những đôi bàn tay vẫn thoan thoắt bơm kim tiêm, ống chuyền bên bệnh nhân.

 
Các Y - Bác sỹ đang chăm sóc cho bệnh nhi Trần Đình An sau ca phẫu thuật.
Các Y - Bác sỹ đang chăm sóc cho bệnh nhi Trần Đình An sau ca phẫu thuật.

Với nụ cười hiền, đôi quầng mắt thâm tím vì thiếu ngủ, Bác sỹ Phạm Thị Thu Hiền, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2013, chia sẻ: “Công việc của hồi sức đòi hỏi phải liên tục, theo dõi sát túc trục 24/24 với bệnh nhân và sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau. Theo dõi biểu hiện lâm sàng cũng như các chỉ số diến biến liên tục. Bản thân tôi ba ngày nay chưa về nhà, ngày cuối tuần được nghỉ, trên đường về quê thì phải trở lại viện do diễn biến bệnh nhân có thay đổi”.
Vào bệnh viện, mới thấy đây là nơi người bệnh đang đấu tranh, giành giật giữa sự sống và cái chết, nơi nhận ra rõ nhất quy luật “sinh – lão – bệnh – tử”. Nhưng cũng chính nơi đây, đội ngũ Y, bác sĩ đang ngày đêm nỗ lực thầm lặng quan tâm, săn sóc người bệnh. Cũng nơi đây, nhưng giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài và nụ cười của bệnh nhân khi được phục hồi khỏe mạnh, chính đó là niềm động viên, món quà tặng vô giá cho đội ngũ Y - Bác sĩ.
Rời khỏi bệnh viện Sản Nhi Nghệ An lúc bình minh. Cái nắng sớm chói chang của dải đất Miền Trung dường như chưa đủ để lôi kéo cảm giác. Nỗi lòng thấy trĩu nặng, giữa cái sinh, cái tử, nghĩ về nghề Y, Nghĩ về câu nói của Bác lúc sinh thời “Thầy thuốc như Mẹ hiền” với biết bao trân trọng, nể phục về sự hi sinh thầm lặng để dành lại sự sống ngay trong cái chết.

 
Với đội ngũ 600 Y, Bác Sĩ, trong đó có đến hơn 200 Y, Bác Sĩ trẻ được đào tạo chuyên sâu đầu đủ các chuyên khoa về Sản, Nhi,  trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ Y, Bác Sĩ trẻ nói riêng bệnh viện Sản nhi Nghệ An đang có những cống hiến thầm lặng trong tháng hành động vì trẻ em. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân tỉnh nhà.

Phạm Tiến - Hoàng Thông
Nguồn: QUÊ HƯƠNG NGÀY NAY
Tạp chí số 81 / 2017
 

Nguồn:

© Copyright 2009 quehuongngaynay.vn. All rights reserved.Toàn bộ bản quyền thuộc quehuongngaynay.vn
Website này không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Luật gia Ngô Doanh (Trưởng ban Biên tập)
Thông tin tòa soạn