Bảo vệ người tiêu dùng

Tạm giữ 1.880 chai bia hiệu Heniken không rõ nguồn gốc, xuất xứ

15:44 | 05/04/2023

Chia sẻ

QHNNLực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tạm giữ 1.880 chai bia hiệu Heniken, lốp xe môtô hiệu Camel không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thông tin từ Cục Quản lý Thị trường (QLTT) Phú Yên cho cho biết, ngày 03/04/2023, Đội QLTT số 1 phối hợp với phòng cảnh sát PC08 – Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành dừng và khám phương tiện vận tải biển kiểm soát số 74C – 036.55.42 do ông Văn Trường Sơn (thường trú tại Hải Lăng, Quảng Trị) điều khiển qua địa phận tỉnh Phú Yên.

bia

Cơ quan chức năng đã tạm giữ 1.880 chai bia hiệu Heniken khi đang trên đường đi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ảnh Cục QLTT Phú Yên

Tiến hành khám phương tiện lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang vận chuyển 1.880 chai Bia nhãn hiệu Heniken loại 250ml  nhãn ghi trên vỏ hộp bằng tiếng nước ngoài, hạn sử dụng: 11/2023, ngoài ra lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở 15 lốp xe môtô hiệu Camel - CM551 có nhãn bằng tiếng nước ngoài.

Làm việc với lực lượng chức năng, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của toàn bộ hàng hóa nêu trên theo quy định của pháp luật.

Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành thẩm tra, lập biên bản, đồng thời tạm giữ số hàng hóa vi phạm nêu trên để xác minh thông tin xử lý theo quy định.

Đợt kiểm tra nằm trong Kế hoạch số 01/KH-CQLTT ngày 03/01/2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên về đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023; Công văn số 604/TCQLTT-CNV ngày 31/03/2023 của Tổng Cục Quản lý thị trường về việc triển khai tháng an toàn thực phẩm năm 2023. Nhằm đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Làm chết người;

i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;n) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

:a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;

c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm chết 02 người trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Xuân Thành

Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/tam-giu-1880-chai-bia-hieu-heniken-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-d192134.html

© Copyright 2009 quehuongngaynay.vn. All rights reserved.Toàn bộ bản quyền thuộc quehuongngaynay.vn
Website này không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Luật gia Ngô Doanh (Trưởng ban Biên tập)
Thông tin tòa soạn