Theo truyền thống, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai phải thông báo với công chúng bản báo cáo về “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ”. Tuy nhiên, việc công bố các tài liệu này đã hai lần bị trì hoãn. Thực tế là do Washington gần đây đang phải đối mặt với những thách thức kể trên, khi mà họ không ngờ tới.
Giới chức Mỹ thừa nhận rằng chính do các mối hiểm họa khó lường đến từ ba thế lực Hồi giáo, Trung Quốc và Nga, nên kế hoạch cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc trước khi ông Obama rời Nhà Trắng năm 2017, sẽ rất khó được thực hiện, thậm chí sẽ gián đoạn. Trong khi đó, công chúng Mỹ hiện đang thấy những lời hứa của Tổng thống đang đàn biến thành hứa suông. Hành động của ông Obama ở Châu Âu cho thấy dường như mọi nỗ lực của Mỹ hầu như đã không thể giải quyết dứt điểm các vấn đề ở đây. Họ cũng ngờ rằng trong chuyến công du dài ngày tới chấu Á vào mùa Thu này, ông Obama cũng sẽ phải đối mặt với một “nhiệm vụ bất khả thi”: một mặt, để thuyết phục các đồng minh rằng Mỹ không cho phép những kẻ thù của Mỹ vượt mặt mình, mặt khác – để thuyết phục người Mỹ rằng trong thập kỷ tới họ sẽ không phải “nướng” thêm tiền bạc và con người để thực hiện các cam kết của mình nữa. Như vậy, triển vọng cắt giảm đáng kể binh sĩ quân đội, mà chính quyền giải thích hiện nay có vẻ không thực tế.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Nezavisimaya Gazeta”, Viện phó Viện Mỹ và Canada, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga Viktor Kremeniuk lưu ý rằng: “Ông Obama hiện đang có chút nhầm lẫn. Ông hy vọng rằng vào cuối nhiệm kỳ có thể ít nhiều chứng minh thành công trong chính sách đối ngoại của mình. Thế nhưng điều đó chắc sẽ không diễn ra, khi mà thực tế còn tiếp tục nảy sinh những vấn đề mới, những nhiệm vụ còn nan gải hơn nữa. Theo chuyên gia này, “ở mặt trận thứ nhất, ông Obama đã gửi bộ binh tới Iraq (với lý do để bảo vệ sứ quán Mỹ), nay ông có thể hạ lệnh rút quân khỏi đây và có thể phải xin lỗi công chúng, thừa nhận rằng đã tính toán sau do thông tin không đầy đủ”.
Đối với Trung Quốc, thách thức này vẫn chưa rõ ràng, khi mà Trung Quốc không vội vã công bố Học thuyết chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Hiện chưa rõ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có được khuyến khích bởi thành tích này, hay họ đang muốn tập trung vào các công việc nội bộ, khi mà 1/3 dân số nước này đang sống trong nghèo đói? Với Trung Quốc, công việc thiết thực lúc này là xây dựng bệnh viện, đường giao thông, nhà ở. Hoặc Trung Quốc sẽ trì hoãn việc giải quyêt vấn đề an sinh xã hội, để tiếp tục tham gia tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế. Chẳng hạn, trong vấn đề Đài Loan, Việt Nam, hay trong cuộc đối đầu với Mỹ.
Hành động của Obama sẽ phụ thuộc vào chính sách tiếp theo của Trung Quốc. Tổng thống có thể thực hiện các bước đi gậy sự thù địch từ Trung Quốc. Sau đó, thay vì giải quyết tranh chấp sẽ là cuôc đối đầu. Mỹ không còn xa lạ để đối phó với một cuộc khủng hoảng quóc tế. Nhưng nếu Trung Quốc chịu nhượng bộ, tạo ra một số “vùng tương tác”, Mỹ có thể tùy vào sự hơn thiệt, mà chọn lưa các bước đi theo. Còn như lâu nay Mỹ vẫn đe dọa điều chuyển 60% binh sĩ vũ trang tới châu Á, thực tế đây chỉ là lời nói.
Và cuối cùng, bài toán nước Nga. “Mặt trận” Nga rõ ràng là một hiện tượng mới. Nga đột nhiên nổi lên như một sức mạnh đáng lo ngại. Đó là một bất ngờ lớn đối với ông Obama. Ông Obama biện minh rằng Nga và Mỹ đang trên đường cài đặt lại quan hệ, Mỹ cũng như NATO đang coi Nga như một đối tác, song Nga lại thể hiện mình như một đối thủ. Thậm chí Nga còn là thành viên của G8, và Obama cho rằng điều chỉnh lại mối quan hệ này không phải là một việc không thể làm được. Chuyên gia Viktor Kremeniuk phân tích: “Việc Nga phản đối trật tự thế giới hiện nay, có thể làm tăng mối lưu tâm, quan ngịa của Mỹ. Tuy nhiên, ông Obama có khả năng sẽ kheo léo “chuyển hạ” vấn đề này cho Tổng thống kế tiếp”. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong nỗ lực chống Nga, Mỹ đã hết sức lôi kéo Liên minh châu Âu (EU) và NATO cùng vào cuộc, cùng áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga. “Nhưng nếu chúng ta áp dụng học thuyết quân sự mới, đưa vũ khi hạt nhân vào cuộc, chắc chắn Mỹ sẽ không ngồi yên. Họ sẽ phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình và tăng cường các yếu tố răn đe, bằng cách đe dọa người khác”.
Như vậy, phản ứng của Mỹ phụ thuộc vào hành vi của Nga. Từ cách hành xử của Mỹ, có thể thấy rõ Mỹ đang bị động. Rõ ràng, từ các câu chuyện của châu Á, châu Âu, hay câu chuyện Crimea (Cờ - Rưm)... Người ta thấy Mỹ chỉ đang chạy theo giải quyết, phản ứng với những việc đã rồi.
Cao Linh (Tổng hợp)
* QUÊ HƯƠNG NGÀY NAY