Nhìn ra thế giới

Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo hòng sở hữu 80% Biển Đông???

22:19 | 01/11/2015

Chia sẻ

QHNN Nhiều quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại trước cách hành xử thù địch và các động thái hung hăng của chính quyền Bắc Kinh tại Biển Đông. Việt Nam và Philippines – những nước rất tức giận với Trung Quốc – đã nhiều lần phàn nàn rằng những ngư dân vô tội của họ bị các tàu thuộc lực lượng Bảo vệ Bờ biền Trung Quốc gây phiền nhiễu. Những vụ việc này đã dẫn tới tình thế đối đầu giữa lực lượng an ninh trên biển của các nước, máy bay chiến đấu xuất hiện liên tục trên bầu trời, gây cản trở hoạt động của các tàu thăm dò và giàn khoan dầu. Những vấn đề như quyền tự do hàng hải và khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông cũng khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Nếu những xu thế này tiếp tục diễn ra, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ trở nên tồi tệ hơn và Bắc Kinh sẽ sớm mất đi nhiều người bạn.

Trong bối cảnh đó, tình thế bế tắc hiện nay giữa ma và Trung Quốc liên quan tới chiếc tàu CCG – 1123 của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đang neo đậu tại khu vực thuộc Vùng Đặc quền kinh tế (EEZ) của Malaysia thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Sau khi nhận thấy chiếc tàu này tới neo đậu tại bãi cạn Luconia (Malaysia gọi là Beting Patinggi Ali) cách bang Sarawak của Malaysia 9 hải lý về phía Bắc, chính phủ Malaysia đã ra lệnh cho Hải quân Malaysia, ông Abdul Aziz  Jaafar, bày tỏ quan ngại về hành vi xâm phạm bất hợp pháp của tàu Trung Quốc. Ngoài ra, ông cho biết thêm rằng kể từ tháng 9/2014, số lần các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Malaysia đã tăng lên và “lần nào chúng tôi cũng phản đối. Chúng tôi nhìn thấy tàu Trung Quốc hàng ngày”. Ông Jaafar cho biết tàu của Trung Quốc đã không đáp trả khi phía Malaysia liên lạc bằng radio để yêu cầu chiếc tàu này rời khỏi vùng biển của Malaysia. Bộ trưởng An ninh Quốc gia Ahaidan Kassim (Malaysia) tuyên bố rằng bãi cạn Luconia nằm trong EEZ của Malaysia và cảnh báo rằng Thủ tướng Najib Razak sẽ trực tiếp nêu vấn đề này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các tàu của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã có nhiều lần xâm phạm vùng biển của các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Philippines đã cáo buộc Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân của nước này bằng cách bắn vòi rồng vào họ, và trong những vụ việc gần đây, Trung Quốc còn đâm vào tàu của ngư dân. Năm 2014, trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết có hai tàu nghiên cứu thủy văn của Trung Quốc xuất hiện tại bãi đá ngầm Recto cách đảo Palawan 80 hải lý, nằm trong EEZ của Philippines. Ông Aquino cũng nói rằng các tàu của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc thường xuyên bị phát hiện đang đi tuần xung quanh bãi cạn Second Thomas. Tháng 5/2014, hai tàu nghiên cứu của Trung Quốc cũng xuất hiện tại Galoc, một giếng dầu ở phía Tây tại đảo Palawan. Đầu năm nay, chính quyền Philippines đã mạnh mẽ phản đối Trung Quốc liên quan tới vụ việc một tàu tuần duyên của Trung Quốc đâm vào ba tàu đánh cá của Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough đang xảy ra tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam cũng là một trong số những mục tiêu của những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc từng cho tàu đâm vào tàu của Việt Nam. Vào năm 2014, một đoạn video ghi lại cảnh các tàu của Trung Quốc bắn vòi rồng vào một tàu của Việt Nam đã được công bố công khai. Phía Trung Quốc cũng sử dụng vòi rồng để chống lại các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, và một máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay ở phía trên các tàu  của Cảnh sát biển Việt Nam nhằm hù dọa các tàu này.
Bên cạnh đó, ngư dân của Trung Quốc còn thường xuyên đánh bắt các trái phép. Tổ chức “Hòa Bình Xanh” cho biết một số lượng lớn tàu đánh cá của Trung Quốc đã xuất hiện ở tận bờ biển phía Tây của châu Phi để đánh bắt cá trái phép. Thấng 5/2015, chính phủ Indonesia đã ra lệnh đánh chìm 41 tàu đánh cá nước ngoài, trong đó có tàu Gui Xei Yu trọng tải 300 tấn của Trung Quốc bị bắt giữ năm 2009 khi đang đánh bắt cá trái phép tại EEZ của Indonesia. Có vẻ như, ngư dân Trung Quốc không hề bị nhụt chí trước vụ việc trên bởi không lâu sau đó các tàu đánh cá của Trung Quốc lại bị phát hiện đang đánh bắt cá trái phép ở eo biển Makassar và Vịnh Tomini. Ngư dân Indonesia thấy rằng các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại vùng biển của Indonesia.
Về phía Malaysia, nước này lo ngại rằng sự hiện diện của các tàu tuần duyên của Trung Quốc trong vùng biển của Malaysia có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc hành động hung hăng và triển khai các khí tài quân sự tại đây, điều này có thể khiến lực lượng hải quân của hai nước ở quá gần nhau và có thể dẫn tới va chạm. Malaysia muốn sử dụng “biện pháp ngoại giao lặng lẽ” để ngăn chặn leo thang căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Năm 2013, có tin cho rằng hải quân và các lực lượng do thám trên biển của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển phía Đông của Malaysia, tuy nhiên những tin tức này khi đó không được công khai.
Hoạt động xây dựng trái phép của Bắc Kinh ở các đảo/rặng san hô trên Biển Đông không phải là không được chú ý ở Malaysia. Tuy nhiên, Kuala Lumpur đã chọn cách giữ im lặng bởi chính họ cũng tiến hành xây dựng trên một số thực thể  mà họ đang kiểm soát. Malaysia đang nỗ lực đưa người dân tới các đảo này và tăng cường sự hiện diện của hải quân tại đây.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không ra lệnh cho tàu của họ rời khỏi vùng biển của Malaysia, điều đó sẽ dẫn đến thế đối đầu ngoại giao với nhiều hậu quả tiêu cực. Từ đó, quan hệ hai bên sẽ bị xói mòn và chiến lược thu hút các nước – vốn được Trung Quốc khéo léo triển khai thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam Á – sẽ bị phai nhạt dần.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) – sáng kiến của Trung Quốc để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu lục này – có nguy cơ sẽ bị đổ vỡ nếu Trung Quốc không chấm dứt hành vi khiêu khích trên Biển Đông. “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” (MSR) của Trung Quốc. Đây sẽ là thất bại lớn của ban lãnh đạo Trung Quốc, vốn coi Đông Nam Á là “bàn đạp” để triển khai sáng kiến này.
Trên thực tế, thế đối đầu hiện nay ở bãi cạn Luconia có thể sẽ khiến Bắc Kinh mất đi một người bạn hết sức thân thiết. Malaysia đang là nước giữ chức Chủ tịch ASEAN trong năm nay và quan điểm của nước này về các tranh chấp sẽ ảnh hưởng tới quan điểm của Việt Nam và Philippines về cách hành xử của Trung Quốc.
Thanh Huyền
* QUÊ HƯƠNG NGÀY NAY
 

Nguồn:

© Copyright 2009 quehuongngaynay.vn. All rights reserved.Toàn bộ bản quyền thuộc quehuongngaynay.vn
Website này không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Luật gia Ngô Doanh (Trưởng ban Biên tập)
Thông tin tòa soạn