Văn hóa - Giáo dục

Hội Châm cứu tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Quân y 4 dâng hương Đại danh y Lê Hữu Trác

16:59 | 22/02/2024

Chia sẻ

QHNNNhân lễ Giỗ Đại danh y – Danh nhân văn hoá thế giới Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn, Hội Châm cứu tỉnh Nghệ An phối hợp với Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4) tổ chức “Hành trình về nguồn Xuân 2024” dâng hương tưởng niệm ở khu lăng mộ, tượng đài và nhà thờ trên đất Hương Sơn, Hà Tĩnh.

W_image003.png

Các đại biểu dâng hương trước khu lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Trưởng đoàn đại biểu của Bệnh viện Quân y 4 là Đại tá Trương Quang Thắng Phó Giám đốc Bệnh viện. Hội Châm cứu tỉnh Nghệ An do bà Trương Thị Thúy Phương làm Trưởng đoàn. Khách mời tham gia lễ dâng hương có ông Đậu Quang Vinh - Phó Chủ tich Thường trực Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Nghệ An…

Nền y tế Việt Nam tự hào có Danh y Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791), tài cao đức rộng. Nhằm vinh danh và kế thừa tấm gương lớn, từ năm 2000, chúng ta đã chính thức lấy ngày húy kỵ của danh y Hải Thượng Lãn Ông, 15 tháng Giêng (lịch dân tộc) làm Ngày truyền thống y dược học cổ truyền Việt Nam.

W_image001.png

Đoàn dâng hương tại khu Lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố (xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) - nơi sơn thủy hữu tình, bốn mùa thông reo, gió hát.

W_image005.png

Các đại biểu dâng hương trước Nhà thờ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Gần 3 thế kỷ trôi qua nhưng tư tưởng và phương pháp y khoa của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vẫn luôn là “kim chỉ nam” quý báu để các thế hệ y, bác sỹ trên quê hương ông kế tục và phát huy.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ra, lớn lên trong một gia đình đại trí thức ở Hưng Yên, ở vào giai đoạn lịch sử đầy biến động nên ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ, đói rét, loạn lạc, bệnh tật. Năm 1746 ông về quê ngoại Hương Sơn, Hà Tĩnh nuôi mẹ và học nghề thuốc.

W_image004.png

Năm 1990, Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Gần 40 năm ẩn cư nhưng miệt mài hành nghề y và nghiên cứu các phương thuốc chữa bệnh, Đức Y Tổ đã để lại cho hậu thế nhiều bài thuốc, tài liệu rất quý cho Y học nước nhà, đặc biệt là Bộ “Y Tông Tâm Lĩnh” với 28 tập, 66 quyển và nghiên cứu, phát hiện thêm 305 vị thuốc mới, sưu tầm 2.854 bài thuốc, hầu hết là những vị thuốc dân gian, dễ tìm, dễ bào chế mà hiệu quả chữa bệnh lại cao. Bộ sách được coi là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

W_image007.png

Nằm trong quần thể khu mộ, trên đỉnh núi Minh Tự nơi gắn liền với cuộc đời làm thuốc, vui thú cảnh núi rừng Hương Sơn có tượng đài Lê Hữu Trác.

W_image011.png

Tượng đài Đại danh y Lê Hữu Trác được làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn.

Đại danh y Lê Hữu Trác là một nhà y dược học vĩ đại, đồng thời là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Ông đã để lại cho hậu thế một tàng thư y học, một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật... vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Năm 2024 sẽ tròn 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Nhân dịp này, UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là “Danh nhân Văn hoá thế giới” - một sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như thế giới.

Một số hình ảnh tại buổi dâng hương. 

W_image006.png

W_image012.png

Dân gian kể rằng, sinh thời Lê Hữu Trác có thú chơi diều sáo. Đến cuối đời, khi thấy mình khó lòng qua khỏi, ông đã căn dặn con cháu hãy thả một con diều, diều rơi ở khu vực nào thì mai táng ông ở đó. Vị trí diều rơi chính là mộ ông bây giờ.

W_image010.png

Một số hiện vật là công cụ làm nghề thuốc trưng bày ở Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

W_image008.png

Một số hiện vật là công cụ làm nghề thuốc trưng bày ở Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

W_image009.png

Một số hiện vật là công cụ làm nghề thuốc trưng bày ở Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Ngô Doanh

Nguồn: https://nhiepanhdoisong.vn/hoi-cham-cuu-tinh-nghe-an-va-benh-vien-quan-y-4-dang-huong-dai-danh-y-le-huu-trac-13254.html

© Copyright 2009 quehuongngaynay.vn. All rights reserved.Toàn bộ bản quyền thuộc quehuongngaynay.vn
Website này không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Luật gia Ngô Doanh (Trưởng ban Biên tập)
Thông tin tòa soạn