Văn hóa - Giáo dục

Đào tạo chui hơn 3.000 sinh viên, trường Đại học KD&CN chia tiền với các trạm liên kết ra sao

11:37 | 28/12/2020

Chia sẻ

QHNNTheo đó, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được nhận 70% số tiền thu được từ các học viên. Các trạm liên kết được hưởng 30% còn lại.

Nhận 70% số tiền thu được từ học viên

Như Pháp luật Plus đã thông tin tại bài viết: "Những "chiêu trò" trong đào tạo liên thông ngành Dược của Đại học KD&CN Hà Nội khiến sinh viên "uất hận". Bài viết phản ánh tình trạng đào tạo chui hơn 3.000 sinh viên ngành Dược học trong 5 năm, đã qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Mới đây ngày 9/12/2020, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra về kết quả hoạt động tuyển sinh, đào tạo liên thông chính quy ngành Dược học trình độ Đại học của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

122222

Một góc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhìn từ trên cao.

Tại bài viết này, Pháp luật Plus xin được tiếp tục bóc tách những vi phạm "kinh điển" của lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo đó trường được hưởng 70% số tiền thu được từ việc đặt trạm liên kết. Các trạm chỉ được hưởng 30%.

Theo Kết luận thanh tra từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy: Tại thời điểm kiểm tra, Trường còn 58 lớp đào tạo liên thông chính quy ngành Dược học trình độ ĐH với tổng số 2.598 sinh viên, cụ thể: 7 lớp liên thông từ trình độ Trung cấp lên trình độ ĐH ngành Dược học với tổng số 170 sinh viên, 31 lớp liên thông từ trình độ Cao đẳng lên trình độ ĐH ngành Dược học với tổng số 2428 sinh viên.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức đào tạo liên thông chính quy nghành Duợc học trình độ ĐH tuyển sinh năm 2018 và năm 2019 tại 32 địa điểm đào tạo của 20 đơn vị liên kết do Trường ký Hợp đồng liên kết, đặt trạm từ xa và ký Biên bản ghi nhớ để chuẩn bị phục vụ cho đào tạo. Ngành Dược chỉ được phép đào tạo chính quy tại trụ sở chính của Trường, việc Trường tổ chức đào tạo tại 32 địa điểm đào tạo của 20 đơn vị liên kết ngoài Trường là không đúng địa điểm đào tạo trình độ ĐH chính quy theo quy định.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội giao cho Khoa ĐH liên thông và Đào tạo từ xa của Trường quản lý đào tạo các lớp tại các đơn vị liên kết xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thực hiện các khâu trong quá trình đào tạo, tổ chức quản lý giảng viên, sinh viên, kết thúc học phần... 

Kiểm tra xác xuất thời khóa biểu của lớp 16C DK08, 16C DK09, 16C DK10, 16C.DK21 cho thấy các lớp được thực hiện giảng dạy ngoài giờ hành chính hoặc thứ Bảy và Chủ Nhật.

Theo hợp đồng, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội liên kết với 20 đơn vị để tuyển sinh đào tạo đối với tất cả các ngành của Trường được phép đào tạo. Hợp đồng thể hiện: Học phí thu theo học kỳ, mỗi tín chỉ 250.000 đồng: đơn vị liên kết với Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thu học phí bằng Biên lai thu tiền của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, học phí được trích lại cho đơn vị đặt trạm từ xa là 30% tổng kinh phí thu được.

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 70% (tỷ lệ trích thể hiện trong Phụ lục hợp đồng). Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chịu trách nhiệm chính về tuyển sinh, đào tạo: Cử giảng viên tới đơn vị liên kết thực hiện giảng dạy, cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu, chi trả thù lao cho giảng viên, đánh giá và cấp bằng cho sinh viên, các đối tác liên kết.

Thực hiện tuyển sinh theo kế hoạch của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (thông báo tuyển sinh, bán và nhận hồ sơ, thu lệ phí, lập danh sách; thông báo lịch học, lịch thi), cử cán bộ quản lý lớp, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thu học phí. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội giao cho Khoa ĐH liên thông và Đào tạo từ xa.

Trường không có hồ sơ minh chứng về việc thành lập Hội đồng thẩm định và công nhận giá trị chuyển đổi kiến thức: Trường chưa công bố công khai chỉ tiêu, quy trình và kết quả công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng được miễn trừ trên trang thông tin điện tử của Trường theo quy định.

Lấy tiền đâu để trả sinh viên?

Để khách quan thông tin đến bạn đọc, sáng 18/12 Phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại với ông Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng, kiêm Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ông Hoá cho biết: "Kinh phí nó vẫn còn nguyên lúc nào sinh viên đến lấy thì trả thôi, hiện tại một số sinh viên đã đến lấy rồi. Nhà trường không phải trả cho sinh viên mà trả cho các trung tâm và trung tâm sẽ trả cho sinh viên. Ai nộp cho chúng tôi thì chúng tôi trả cho nơi đó, còn sinh viên đóng góp bao nhiêu thì trung tâm đó phải chịu trách nhiệm".

Ngày 18/12/2020, Theo ghi nhận của Phóng viên Pháp luật Plus, thông báo tuyển sinh vẫn đang được đăng trên Webside có địa chỉ "http://hubt.edu.vn/tin-tuc/20-08-2020/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-lien-thong-chinh-quy-nam-hoc-2020--2021/80/8086/?fbclid=IwAR1UZJzMLJ7H-FGN1-htOUQASot5YbaUyuUJlm4qYAHLH4dvv4AvpiW_AtA".

Khi được hỏi về việc Bộ GD&ĐT đã cấm tuyển sinh liên thông ngành Dược học rồi sao trên website của trường hồi tháng 8 và tháng 9 thậm chí tháng 10 vẫn có Thông báo tuyển sinh?. Về vấn đề này ông Vũ Văn Hoá cho rằng: "Đấy là đâu nó thông báo chứ chúng tôi không bao giờ thông báo nữa, thế thì đứa nào nó làm giả cái đó chúng tôi không làm cái đó. Tôi biết thế nào đâu, chúng tôi không quan tâm cái đó, bởi vì chúng tôi có thông báo tuyển sinh đâu mà biết, vì bây giờ bao nhiêu trang mạng nó làm giả không ai biết được".

11111

Đào tạo chui hơn 3.000 sinh viên lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải đối thoại với sinh viên.

Tại một diễn biến có liên quan của sự việc này Phóng viên Pháp luật Plus đã liên hệ tới Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội một trong 20 trạm liên kết đào tạo liên thông nghành Dược với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Khi được hỏi về việc trả lại kinh phí cho Trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thì lãnh đạo trường này cho biết: "Sẽ ngồi các bên rà soát lại số lượng học viên, không thể trả lại số tiền đó...".

Trong nỗi âu lo của hàng ngàn sinh viên khi họ dành tâm sức và hi vọng vào ngành đào tạo mà mình theo đuổi, và nay khi nghe Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường dừng đào tạo họ như chết lặng. Niềm tin đã bị đặt nhầm chỗ, sự tức giận đã lên đỉnh điểm. Giải pháp nào dành cho lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi tiếp tục đào tạo thì vi phạm, dừng đào tạo thì bị hàng ngàn sinh viên phản ứng, đòi quyền lợi.

Thanh Bình

Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/dao-tao-chui-hon-3000-sinh-vien-truong-dai-hoc-kdcn-chia-tien-voi-cac-tram-lien-ket-ra-sao-d144369.html

© Copyright 2009 quehuongngaynay.vn. All rights reserved.Toàn bộ bản quyền thuộc quehuongngaynay.vn
Website này không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới
Chịu trách nhiệm xuất bản: Luật gia Ngô Doanh (Trưởng ban Biên tập)
Thông tin tòa soạn